Bản tin cơ khí tổng hợp – Dự báo xu hướng năm 2020 – 2021

Dưới đây là bản tin cơ khí tổng hợp, dự báo xu hướng trong ngành những năm tới. AIE hy vọng sẽ đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực cơ khí – chế tạo.

Ngành cơ khí Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Tham gia trưng bày tại Triển lãm quốc tế lần thứ 6 về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại tại Việt Nam (MTA Hanoi 2018), có đến 75% doanh nghiệp, đơn vị quốc tế đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này cho thấy ngành cơ khí của Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhận định về xu hướng hút vốn ngoại của ngành cơ khí, chế tạo thời gian gần đây, ông Phạm Đức Thiên, Trưởng bộ môn kỹ thuật cơ khí (Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội) cho rằng, đang có sự chênh lệch về vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chế tạo giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại. Nếu tổng vốn đầu tư của các công ty cơ khí trong nước chỉ đạt khoảng 360 – 380 triệu USD thì tổng vốn đầu tư nước ngoài trong ngành sản xuất chế tạo đạt khoảng 2,1 tỷ USD.

“Nguồn vốn đầu tư này sẽ tiếp tục tăng khi dự đoán đến năm 2020, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo sẽ có tổng sản lượng xuất khẩu đạt 35%, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí”, ông Thiên dự báo.

Xem thêm tại: https://baoquocte.vn/nganh-co-khi-viet-nam-hap-dan-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-79727.html

Ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời ở nước ta. Dưới thời Pháp thuộc, tuy được phát triển mạnh nhưng chưa thể trở thành một ngành theo đúng nghĩa là ngành cơ khí. Phải đến năm 1958, khi nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo được xây dựng, thì nền móng ngành công nghiệp cơ khí mới bắt đầu nhen nhóm.

Từ đó đến nay, ngành cơ khí phát triển khá nhanh và toàn diện. Đã có sự chuyên môn hóa ở một số lĩnh vực, trình độ khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển, trở thành ngành công nghiệp “xương sống”  của nền sản xuất xã hội.

Tuy đạt được những bước phát triển vượt bậc cùng một số thành tựu nhất định, nhưng ngành cơ khí Việt Nam vẫn còn tồn đọng một số hạn chế.

Xem thêm tại: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nganh-cong-nghiep-co-khi-viet-nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-301443.html

Tương lai của Robot công nghiệp

Trong nền kinh tế toàn cầu, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh, các nhà sản xuất sử dụng ngày càng nhiều các chiến lược tự động hóa.

Đối với các nhà sản xuất châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, làm thế nào để luôn tiến lên phía trước và cạnh tranh với các nhà sản xuất từ nước khác – Đây là một vấn đề khó, nhất là khi các tiêu chuẩn sản xuất ngày càng khắt khe với chi phí nhân lực tăng cao.

Đã đến lúc mà tự động hóa bước vào. Robot không chỉ phá vỡ sự đơn điệu của một dây chuyền sản xuất, hạn chế rủi do, tiết kiệm thời gian, nhân lực mà còn góp phần nâng cao hiệu quả, tối đa hóa năng suất, góp phần tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn.

Xem thêm tại: https://www.technologymag.net/tuong-lai-cua-robot-cong-nghiep/

Kiểm soát tải cơ trong gia công phay

Bước đầu tiên và cơ bản nhất trong gia công phay là chọn dao phay và mảnh hợp kim đa cạnh (cutting insert) hoặc dao cắt được thiết kế để gia công những chi tiết mong muốn. Các nhà sản xuất đã cho ra thị trường dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay dĩa và những loại dao khác có hình dáng đặc biệt để gia công những chi tiết theo yêu cầu.

Dù dùng dao cắt nào trong gia công, lưỡi cắt sẽ liên tục vào và ra vật liệu phôi. Tải trên răng phay đi từ số 0 trước khi đi vào phôi, và đạt giá trị cao nhất khi cắt, và trở lại 0 khi ra khỏi vật liệu phôi. Việc định vị dao cắt, chiến lược đưa dao vào ra và kiểm soát độ dày phôi là các yếu tố chính đạt được các mục tiêu như điều tiết tải liên tục trong quá trình phay, tối đa hóa tuổi thọ, năng suất và độ tin cậy trong quá trình gia công.

Xem thêm tại: https://www.technologymag.net/kiem-soat-tai-co-trong-gia-cong-phay/

Xuất khẩu 35% sản lượng ngành cơ khí vào năm 2020

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Theo Chiến lược này, mục tiêu tổng quát, đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước.

Xem thêm tại: https://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-35-san-luong-nganh-co-khi-vao-nam-2020-741630.vov.

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!