Thông tin quan trọng về độ chính xác gia công cơ khí bạn cần nắm vững
Trong quá trình gia công, chế tạo các chi tiết cơ khí không thể đạt được mức độ chính xác tuyệt đối, tuy nhiên, đây là một đặc tính quan trọng nhằm đánh giá năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp. Độ chính xác gia công được đánh giá qua các thông số sai lệch giữa chi tiết gia công và bản vẽ thiết kế.
Trong khuôn khổ bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn “tất tần tật” những thông tin quan trọng về độ chính xác gia công cơ khí.
Độ chính xác gia công cơ khí là gì?
Độ chính xác gia công cơ khí là mức độ giá trị đạt được chính xác khi gia công so với các giá trị thiết kế. Đối với ngành cơ khí, để mang đến hiệu quả cao trong công việc các thiết bị máy móc cần phải có khả năng chịu được tải trọng lớn, tốc độ xử lý cao và chịu được áp lực lớn…
Trong thực tế, độ chính xác gia công thường được hiển thị qua các sai lệch liên quan đến hình dạng hình học, vị trí tương đối chi tiết của yếu tố hình học được thể hiện từ dung sai. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện được phần nào độ nhám của bề mặt.
Các cấp độ chính xác gia công cơ khí
Cấp độ chính xác gia công cơ khí được chia thành 20 cấp độ theo thứ tự giảm dần, chúng bắt đầu từ 01, 0, 1, 2, 3, 4…. 17, 18. Cụ thể như sau:
- Cấp độ từ 01 đến 1: Cấp độ siêu chính xác.
- Cấp độ từ 1 đến 5: Cấp độ này có độ chính xác cao, chuyên được sử dụng đối với các chi tiết, dụng cụ đo chính xác.
- Cấp độ 6 đến 11: Đây là cấp độ chính xác trung bình thường được sử dụng cho những mối ghép.
- Cấp độ từ 12 đến 18: Cấp độ chính xác thấp thường được sử dụng cho những mối ghép tự do.
Phương pháp đo độ chính xác gia công cơ khí
Dụng cụ đo thủ công
Thước cặp, panme, calip, dưỡng đo…là những dụng cụ đo thủ công và phổ biến nhất tại Việt Nam với độ chính xác dao động cao. Ưu điểm của phương pháp đo kiểm này là nhỏ gọn, lưu động, chi phí thấp, Tuy nhiên, những dụng cụ này không thể đo được các mẫu có biên dạng phức tạp, bề mặt cong, độ chính xác của kết quả đo phụ thuộc vào tay người đo nên thường phải đo vài lẫn với mỗi phép đo.
Máy đo tọa độ 2D VMM, 3D CMM
Máy đo 2D – Video Measuring Machine (VMM): thiết bị kết hợp công nghệ xác định tọa độ bằng thước đo quang, camera độ phân giải cao và phần mềm nhận diện hình ảnh để đo lại kích thước. Thiết bị này có khả năng thực hiện các tác vụ đo kiểm đơn giản như điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, góc, cung…đến các loại kích thước phức tạp như khoảng cách giữa điểm với đường, đường với đường, góc giữa 2 tiếp tuyến, khoảng cách giữa các tâm tròn..
Máy đo tọa độ 3 chiều – Coordinate Measuring Machine (CMM): thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý dịch chuyển đầu dò chạm vào bề mặt mẫu đo để xác định tọa độ X, Y, Z của các điểm trên mẫu đo. Đây là thiết bị đo có độ chính xác rất cao và không thể thiếu ở các nhà máy sản xuất cơ khí chính xác tại Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của máy đo CMM là phải lắp đặt cố định, trong phòng sạch, người đo phải được đào tạo bài bản chuyên sâu, giới hạn kích thước mẫu đo,…
Tay đo tọa độ 3D (CMM)
Dòng tay đo tọa độ 3D có thiết kế gọn nhẹ, linh hoạt, tính di động cao. Đây là dòng máy khắc phục được hạn chế của máy đo CMM và VMM – thiết bị được đặt cố định trong phòng đo. Tuy nhiên, tay đo tọa độ 3D lại kém chính xác hơn so với máy CMM cố định.
Máy quét 3D quang học
Khác hẳn các thiết bị đo lường kể trên, máy quét 3D quang học thuộc danh mục đo không tiếp xúc, là phương pháp đo lường hiện đại nhất. Ưu điểm của dòng máy này là linh hoạt kích thước vùng đo, từ mẫu rất nhỏ đến rất lớn (như cả tòa nhà, con tàu, ô tô, máy bay..). Độ chính xác cũng dao động rất lớn, tùy thuộc vào công nghệ quét. Tham khảo bài so sánh chi tiết về các dòng máy quét tại đây.
Trên đây là “tất tần tật” các thông tin quan trọng về độ đo chính xác gia công cũng như các phương pháp đo độ chính xác gia công cơ khí mà chúng tôi đã cung cấp cho các bạn. Chắn hẳn sau khi đọc xong bài viết này các bạn có thể bổ sung được nhiều kiến thức bổ ích cho công việc của mình rồi đúng không?