Hợp Tác Thúc Đẩy Công Nghệ 3D Trong Giáo Dục với Zeiss ScanBox

Món quà ScanBox từ Zeiss thúc đẩy hợp tác liên trường, nâng cao mức độ lành nghề cho lực lượng sinh viên

Góc nhìn bên trong máy Scanbox mới của Purdue Polytechnic tại phòng lab “Build @ Scale”, đặt tại sảnh Lambertus

Tháng trước, các giảng viên và lãnh đạo của Purdue Polytechnic đã cùng đại diện từ Zeiss, Howmet Aerospace và các đồng nghiệp trong chương trình kỹ thuật công nghiệp tại Đại học Purdue tổ chức lễ kỷ niệm việc lắp đặt thành công thiết bị Zeiss ScanBox 5120. Sự kiện này đã trở thành hiện thực nhờ sự hỗ trợ từ Quỹ Howmet Aerospace Foundation.

Vai trò của SCANBOX

Với các sản phẩm ScanBox, ZEISS đã trở thành chìa khóa quan trọng trong các ứng dụng đo lường công nghiệp và khoa học đo kiểm.

Giảng viên hàng đầu của Purdue Polytechnic trong lĩnh vực này là Paul McPherson, một giáo sư thực hành công nghệ kỹ thuật. Ông đã thiết lập nhiều mối quan hệ để có thể mua và đưa ScanBox vào sử dụng trong nhiều khóa học, bao gồm cả một khóa học cấp chứng chỉ vận hành máy dành cho sinh viên.

MCPherson nói: “Thiết bị này cho phép các cơ sở sản xuất có thể quét các chi tiết sản xuất và so sánh với thiết kế gốc để xác định độ sai lệch nếu có”. Camera của ScanBox có khả năng quét tới 12 triệu điểm trong mỗi lần quét. Đồng thời, nhờ việc được gắn trên cánh tay rô bốt có thể lập trình, máy có thể quét liên tục từ các góc độ khác nhau, và số hóa toàn bộ mẫu đo dưới dạng lưới điểm. Lưới điểm này sau đó có thể được dùng để thiết kế ngược hoặc so sánh với mô hình CAD.

Đây là loại công nghệ quét có tính ứng dụng công nghiệp cao, từ việc sản xuất phụ tùng chính xác cho ô tô và máy bay, cho tới chế tạo khuôn cho quy trình sản xuất, và nhiều ứng dụng khác ScanBox mang lại một cơ hội học mới đến cho sinh viên. Đây là một phương pháp đặc biệt, khác với những môn thường được dạy tại đại học vì đây là công nghệ đo lường có có tính tự động hoá cao.

Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học

Daniel Castro, Hiệu trưởng trường Purdue Polytechnic nói: “Trên phương diện sự nghiệp, tôi là một quản lý xây dựng. Và tôi phải thú nhận một điều, là tôi vô cùng yêu thích công nghệ quét 3D này. Nó hoàn toàn cách mạng hoá ngành công nghiệp xây dựng, và chắc chắn sẽ tiếp tục điều đó đối với ngành sản xuất”.

Các đại diện đến từ Howmet và Zeiss tham gia vào lễ khánh thành ScanBox tại Purdue. Các thành viên của Purdue, từ trái sang phải, bao gồm Ken Burbank, Daniel Castro, Young-Jun Son và Paul McPherson. 

Hiện tại, ScanBox được coi như một thiết bị đào tạo nền tảng trong nhiều khoá học đo lường và sẽ mang tới các chương trình được cấp chứng chỉ trong tương lai. Đây là chương trình hữu ích dành cho các sinh viên chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí (MET) và công nghệ kỹ thuật sản xuất (MFET) tại Purdue Polytechnic. Tuy nhiên, kể từ khi công nghệ đo lường tiên tiến cũng quan trọng không kém đối với sinh viên Đại Học Kỹ Thuật của Purdue—đặc biệt tại khoa Kỹ thuật Công Nghiệp (IE). Các sinh viên IE nay có cơ hội để tham gia khoá học này giống như các chuyên ngành MET and MFET.

Ken Burbank, Trưởng khoa Công nghệ kỹ thuật của Purdue Polytechnic nói: “Trong STEM, công nghệ là ứng dụng thực tế của khoa học, toán học và kỹ thuật”. “Chính sự đầu tư này đã thể hiện sự nghiêm túc của Purdue với công nghệ. Thiết bị này sẽ được đặt trong khu vực lớn nhất trong trường.”

Scanbox sẽ được đặt ở phòng lab “Build @ Scale” của khoa kỹ thuật công nghiệp, tại sảnh Lambertus. Việc này đánh dấu lần hợp tác đầu tiên trong không gian giảng dạy thực tế giữa Trường Bách khoa Purdue và Trường Kỹ thuật kể từ khi tòa nhà được khánh thành, nơi các trưởng khoa của cả hai trường đã nhận xét rằng các tòa nhà Dudley và Lambertus nên là nơi hợp tác giữa sinh viên và giảng viên.

Chuẩn bị cho công việc tương lai của sinh viên

Josh Smith, quản lý kỹ thuật tại La Porte của Howmet, ở Indiana, nói rằng việc có một lượng sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm đo lường tiên tiến có ý nghĩa rất lớn đối với công ty. Smith nói: “Chúng tôi đang nghiên cứu sâu hơn về tạo hình 3D bằng phần mềm CAD. Nhưng thực sự có một khoảng cách trong kiến thức. Rất nhiều trường đại học có nhân sự nhiều kinh nghiệm, nhưng lại không sử dụng nó, hoặc không có ý định đầu tư vào công nghệ.”

Josh Smith, quản lý kỹ thuật tại Howmet. 

McPherson nói: “Việc Howmet đầu tư vào chúng tôi lại một sự kiện lớn, bởi vì đó là một thiết bị có giá trị lên tới nửa triệu đô la trên thị trường. Và chính chi phí đầu tư cũng như số lượng ít ỏi những người thực sự có khả năng chúng khiến cho các thiết bị này rất hiếm gặp trong giáo dục. Theo như tôi biết, chúng tôi là một trong những trường đại học đầu tiên sở hữu phòng nghiên cứu dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp trên toàn thế giới”.


Zeiss ScanBox, thiết bị hiếm gặp trong giáo dục cao học, sẽ được sử dụng trong các khoá học cao cấp nhằm phát triển hợp tác giữa nhiều chuyên ngành tại Polytechnic và Trường Đại Học Kỹ Thuật.

Smith cũng nhấn mạnh rằng Howmet đang hướng đến nhiều hơn việc chỉ giúp nhân viên mới bắt nhịp nhanh bằng cách tạo lợi thế lấy chứng chỉ và đào tạo. Anh hy vọng điều này cũng sẽ mang lại “sự gắn bó lâu dài và thành công bền vững” khi nhân viên bắt đầu đảm nhận vai trò của mình. “Tôi nghĩ rằng đối với chúng tôi, điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công, khi chúng tôi có thể đặt đúng người vào vị trí phù hợp nhất với họ. Ở thời điểm hiện tại, gần như chưa có sinh viên nào từng được tiếp xúc với công nghệ quét 3D ở cấp độ như vậy.”

Về việc hợp tác trong tương lai với ngành kỹ thuật công nghiệp (bao gồm sinh viên, giảng viên và Trưởng khoa Young-Jun Son, người cũng có mặt tại sự kiện), McPherson bày tỏ kỳ vọng sẽ “tiếp tục đồng hành trong nhiều năm tới.”

“Đối với cả hai bên, việc cập nhật các thiết bị giảng dạy lên những công nghệ mới nhất và tốt nhất là rất quan trọng, đúng không? Vì vậy, mọi thứ sẽ dễ dàng khi cả hai trường cùng tham gia và cùng xây dựng các cơ hội giảng dạy mà cả hai bên đều sẵn sàng đồng thuận.”

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!